!important; Môi trường trong gia đình, trong trường mẫu giáo hoàn toàn khác biệt với môi trường Tiểu học mà các bé lớp 1 đang chuẩn bị bước vào. Cha mẹ cần phải làm gì để giúp các con vượt qua những khó khăn này? Sau đây mời các quý vị Phụ huynh đọc bài viết “Những khác biệt giữa mẫu giáo và lớp một” của tác giả Vương Linh.
Ở mẫu giáo, bé được tự do đi lại, nói cười, đùa nghịch, chơi với những đồ chơi cụ thể thì khi vào lớp 1 em lại phải ngồi yên, tuân theo kỷ luật, học những điều trừu tượng. Trẻ bước vào lớp 1, không nhiều thì ít, đều gặp những hụt hẫng và khó khăn nhất định, phần nhiều do sự khác biệt về môi trường và yêu cầu học tập. Hiểu được điều này, phụ huynh có thể giúp con thích nghi nhanh và tìm được niềm vui khi đến trường cũng như có kết quả học tập tốt.
Một số khác biệt giữa môi trường mẫu giáo, trong gia đình, với môi trường tiểu học mà các bé lớp 1 bước vào.
Khi trẻ ở  !important;mẫu giáo |
Khi bước và !important;o lớp 1 |
- Hoạt động chủ yếu là !important; chơi
- Được phép đi lại, nhảy múa
- Học với các đồ vật cụ thể
- Được nô đùa, tranh giành, tùy ý tưởng tượng, tùy hứng chơi đồ chơi
- Muốn nói hay làm gì đều được
- Không phải thuộc những gì người lớn dặn dò
- Không bị ai kiểm tra
- Được chiều chuộng, làm nũng, khen thưởng nhiều hơn trách phạt
- Thoải mái, ít phải gò theo khuôn phép. |
- Hoạt động chủ yếu là !important; học tập
- Phải tập trung học tập, nghe giảng
- Phải tuân theo giờ giấc, tiết học
- Học những điều trừu tượng
- Không được nói chuyện đùa nghịch với bạn trong giờ học
- Trong giờ học phải thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên.
- Thầy cô bố mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở, kết quả học tập
- Kỷ luật nghiêm khắc, bị nhiều cái "phải" ràng buộc. |
  !important; Để thích nghi là những nỗ lực, cố gắng vượt bậc của trẻ: phải ngồi yên, không được cựa quậy, không được bộc lộ cảm xúc, phải từ bỏ sự thoải mái. Khi trẻ sắp vào lớp 1, nhiều bố mẹ rất lo lắng và ráo riết chuẩn bị nhưng lại không đúng cách, như bắt con học tô chữ, tập viết, làm toán... cho thành thạo. Nhiều trẻ vì biết chữ trước, đến lúc đi học chủ quan, không chú ý. Việc học trước cũng gây vất vả cho bé. Chẳng hạn, nếu khi 4-5 tuổi trẻ có khi phải học một tuần trẻ mới viết được một chữ, thì khi 6 tuổi, bé chỉ cần 1 buổi đã có thể làm được điều này.
Trẻ vào lớp 1 không nhiều thì ít đều gặp những khó khăn nhất định. Có cháu vượt nhanh, có cháu không vượt được thì tìm cách phá đám, nghịch ngợm, học kém. Khi bé chán học, bố mẹ càng lo lắng, sốt ruột, thúc ép, thuê gia sư về rèn, tăng thời gian cho con học ở nhà, tìm chỗ cho con học thêm... Khi trẻ ở lớp đã mệt mỏi, về nhà cần được vui chơi, chia sẻ... để cân bằng thì lại bị nhồi nhét, thúc ép thêm... khiến các bé đã chán càng thêm nản. Một câu "thần chú" với bố mẹ các bé lớp 1 là "Từ từ - dần dần - từng chút một" hãy kiên nhẫn với con, càng thúc trẻ càng chán, càng chậm.