Thực hiện nghị quyết 29 -NQ/TW về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Phương pháp bàn tay nặn bột lại hiệu quả cao trong việc phát huy tính chủ động sáng tạo của HS. Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu trường Tiểu học Phúc Đồng đã đặc biệt quan tâm triển khai tới 100% GV. Nhà trường tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV. Bên cạnh đó, nhà trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng học để đáp ứng yêu cầu triển khai phương pháp.
Ngay từ đầu tháng 1, thực hiện thi đua dạy tốt, Mừng Đảng - Mừng Xuân - Mừng đất nước và thủ đô đổi mới, GV trường TH Phúc Đồng đã thực hiện nhiều tiết chuyên đề theo phương pháp BTNB. Để thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học, GV luôn hướng tới đánh giá quá trình thảo luận, trình bày ý kiến, phát biểu ý kiến tại lớp; đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm; đánh giá học sinh thông qua sự tiến bộ về nhận thức thể hiện ở vở ghi thực hành… Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề đặt ra trong bài học thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh.
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc phát triển kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.PP BTNB là PP chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho hs bằng các tiến trình tìm tòi nghiên cứu thông qua tiến hành : Thí nghiệm , quan sát , nghiên cứu tài liệu hay điều tra ...để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống
- Với một vấn đề cần giải quyết, hs có thể đặt ra các câu hỏi, giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành quan sát, thí nghiệm nghiên cứu ... để kiểm chứng và đưa ra các kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức.
Việc tiến hành phương pháp “Bàn tay nặn bột” cũng được quy thành 5 bước cụ thể: Đưa ra tình huống có vấn đề cần tìm hiểu, học sinh (HS) bộc lộ quan điểm ban đầu, HS đặt câu hỏi và đề xuất phương án thí nghiệm, HS tiến hành thực nghiệm, HS so sánh kết quả sau thực nghiệm với dự đoán và rút ra kết luận.
Bên canh đó, GV ứng dụng ngay việc sử dụng phần mền Violet nhà trường vừa tập huấn để tạo cho HS sự hứng thứ học tập, chủ động tiếp thu kiến thức.
Một số hình ảnh chuyên đề BTNB