Môi trường là vốn để ngày mai
Đây hạnh phúc tương lai nhân loại.
Môi trường hôm nay cuộc sống ngày mai.
Đúng vậy! Môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ…Nhưng hiện nay tình trạng môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, cuộc sống của con người cũng đang bị đe dọa. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nhưng một trong những nguyên nhân không hề nhỏ đó là việc sử dụng bừa bài túi nilong. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhiều đồ dùng vật dụng bằng nhựa thay thế đồ đồng, nhôm, sắt (chậu, bát, đũa, rổ, rá, thùng, bình, làn, túi…). Ưu thế của loại vật liệu này là: nhẹ, không thấm nước, bền, rẻ, đẹp… nên đã nhanh chóng được sử dụng vào các lĩnh vực và ngành nghề sản xuất. Hiện nay hiếm khi thấy người nội trợ nào đem theo làn, túi vào chợ, mà thay vào đó là những túi nilon với đủ kích cỡ (được cấp miễn phí ) đựng hàng đem về. Tiện lợi thật, nhưng ít ai chịu hiểu, những túi nilon là “thủ phạm” nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường. Với khối lượng túi nilon được sử dụng và thải bỏ hàng ngày rất lớn… nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý.
Là người dân quận Long Biên, Hà Nội, mỗi chúng ta luôn trăn trở làm gì để góp phần xây dựng quận Long Biên có môi trường xanh - sạch - đẹp? Với Chủ đề ngày môi trường thế giới năm nay “Chống lại ô nhiễm chất thải nhựa - Nếu bạn không tái sử dụng thì hãy từ chối sử dụng” là lời kêu gọi cùng nhau hành động để chống lại một trong những thách thức lớn về môi trường. Để thực hiện tốt chủ đề Ngày môi trường, mỗi người dân chúng ta “Hãy nói không với túi nilon”
1. Tình trạng ô nhiễm môi trường do túi nilong gây nên:
“Ô nhiễm trắng” là cái tên mà các nhà khoa học và chuyên gia vệ môi trường đặt ra để nói về sự lạm dụng quá mức túi nilong trong đời sống hiện nay. Với người dân thì dường như chuyện ô nhiễm môi trường do túi nilon không phải chuyện mới được biết nhưng họ vẫn “vô tư sử dụng”. Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng. Điều này cho thấy sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm hoặc một vài chiếc túi nilon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn…) vì họ biết chắc chắn rằng khi mua hàng sẽ luôn có túi nilon kèm theo để xách về. Sự tiện dụng cao làm cho túi nilon trở thành một vật dụng thiết yếu trong sinh họa hàng ngày của mỗi người dân. Giá thành thấp không chỉ thúc đẩy việc sản xuất, tiêu dùng túi nilon nhiều hơn mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái chế túi nilon ít mang ý nghĩa kinh tế, không có động cơ thúc đẩy. Những tác động tiêu cực nhiều mặt từ chất thải túi nilon khó phân hủy không được quản lý tốt đang tăng lên ở tất cả các địa bàn, đặc biệt là những nơi có đông đúc dân cư sinh sống.
2. Tác hại: Lợi ích gần, nỗi lo xa.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy túi nilon trong môi trường tự nhiên cần vài trăm năm đến một nghìn năm mới phân hủy hết. Các nhà khoa học đã đúc kết lại, túi nilon có 7 tác hại:
Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.
Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa.
Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết
các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp
nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
Thứ năm là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với
sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.
Thứ sáu là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Thứ bảy và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến
đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
3. Tình hình sử dụng túi ni lon:
Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu dùng túi nilon đã làm lu mờ các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ. Đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao túi nilon lại được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh báo về tác hại to lớn và nhiều mặt tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo các nhà khoa học về môi trường, trên thế giới, cứ mỗi phút có 1.000.000 chiếc túi ni lông được sử dụng. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 tỉ đến 1.000 tỉ túi nilon được sử dụng mỗi năm và sẽ có thêm khoảng 2 triệu chiếc túi nilon.
Những con số biết nói về túi nilon
Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, có 46.000 mảnh túi nilon trôi nổi trong mỗi 1,6km vuông đại dương. Còn theo số liệu tháng 11/2013 của Ủy ban Châu Âu, khoảng 94% loài chim ở Biển Bắc có nilon trong dạ dày. Người Nam Phi thì gọi đùa túi nilon là quốc hoa.
Ở Việt Nam, tuy người dân mới sử dụng túi nilon phổ biến khoảng vài thập niên, nhưng loại rác này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Từ 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn /ngày và có thể còn hơn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 10 túi nilon. Con số đó thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ngày. Chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và thanhf phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông. Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, hằng năm một người Việt Nam sử dụng khoảng 30kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. “Giờ đây, túi nilon có mặt khắp mọi nơi vì nó chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Đó cũng chính là khó khăn lớn nhất cho việc đưa ra giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon” - TTS Nguyễn Văn Quán - Trưởng khoa Môi trường - Bảo hộ lao động trường ĐH Tôn Đức Thắng nhận xét
Túi ni-lông như một sản phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam bởi sự tiện dụng của nó. Mỗi lần mọi người đi chợ về với những bó rau, những miếng thịt, những túi hoa quả đều được gói gọn trong túi nilon. Vì vậy trong các thùng rác của mỗi gia đình hằng ngày, thường xuyên có túi ni-lông. Từ những khu thương mại lớn, siêu thị đến cửa hàng kể cả những nơi bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em, những gành hàng rong, những gói hàng cảu học sinh đều được bọc trong chiếc túi nilon. Đến những căng tin của các trường học, ta cũng bắt gặp vỏ bao bì nilon trên các hàng kẹo bánh.
Ngày nay, việc sử dụng túi nilon rất phổ biến.
Dưới đây là một số hình ảnh túi nilon được dùng phổ biến:
Túi nilon bọc hoa, đựng hàng hóa
Túi nilon xả đầy kênh mương, đường phố
|
Người dân thả cá lẫn túi nilon trong Lễ ông Công ông Táo,
c. Những giải pháp làm giảm việc sử dụng túi nilon:
Biện pháp 1: Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu dùng.
Để thay đổi thói quen của người dân trong việc sử dụng túi nilon, tuyên truyền là nhiệm vụ then chốt. Đây là giải pháp không thể thiếu trong các chương trình môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của các giải pháp giảm sử dụng túi ni lông khác. Mặc dù chi phí tốn kém, các chương trình này nên được tổ chức thường xuyên và định kỳ dưới các chiến dịch tuyên truyền, vận động và sau mỗi đợt cần phải có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh lại nội dung tuyên truyền phù hợp. Các đối tượng hướng đến bao gồm: Người tiêu dùng, nhà bán lẻ/phân phối, nhà sản xuất túi ni lông. Nội dung tuyên truyền gồm có: Tác hại của túi ni lông đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng; định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần; các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi ni lông trong đời sống hàng ngày; ý nghĩa của phân loại và tái chế túi ni lông. Lưu ý: cách tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ để mọi người dân nắm bắt được tiêu chí, ý nghĩa của cuộc vận động. Công cụ quan trọng nhất đó là thông qua truyền thông đại chúng để người dân nhận thức rõ tác hại của việc sử dụng túi nilon. Tuyên truyền thông qua nhiều hình thức: pano, áp phích, khẩu hiệu, qua hội thảo, trong các cuộc họp….
Một số pano tuyên truyền:
Một số khẩu hiệu tuyên truyền:
Vì môi trường trong lành, hãy chung sức xây dựng.
Môi trường hôm nay - cuộc sống ngày mai.
Hành động hôm nay - an toàn cho tương lai của chúng ta về sau.
Tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dùng đặc biệt là phụ nữ trong mỗi gia đình. Phụ nữ có vai trò quan trọng đến thành công của việc thay đổi thói quen dùng túi nilon. Ngoài ra, phụ nữ là khách hàng lớn nhất của các nhà bán lẻ, nhận thức tích cực của họ có thể làm thay đổi quan điểm của người bán hàng trong việc không phát miễn phí túi nilon. Thay đổi được thói quen này từ phụ nữ thì một trong những đoàn thể không thể không kể đến là Hội phụ nữ của các cấp. Phát huy vai trò phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường vì sự phát triển bền vững, xây dựng nhiều mô hình, hoạt động thiết thực như: đường phụ nữ tự quản, Ngày chủ nhật xanh, Làn nhựa đi chợ, sử dụng mô hình 3R “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế”, tổ chức kí cam kết “Không sử dụng túi nilon” … Qua đó, đã huy động sự tham gia tích cực của các tầng lớp phụ nữ và cộng đồng dân cư chung tay bảo vệ môi trường.
Đối với thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước, nhà trường cần tuyên truyền, dạy lồng ghép trong các tiết học để đất nước ta có một thế hệ tương lai biết sống, biết hành động vì cộng đồng, hơn nữa có thể tác động đến hành vi của người lớn bằng những hiểu biết của mình bằng các hình thức:
- Đưa vấn đề này vào trong hoạt động tổ chức các cuộc thi để năng cao ý thức, hành động của mỗi học sinh.
- Tổ chức nhiều cuộc vận động với khẩu hiệu : “Một ngày không sử dụng
túi nilon”, "Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường - Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta”; cho học sinh lớp 8,9 làm tuyên truyên viên nhỏ tuổi.
- Phát động cuộc thi vẽ tranh về môi trường, về ảnh hưởng của túi nilon.
- Phát động học sinh làm “Kế hoạch nhỏ” thu gom bao nilon sạch (đã dùng còn sạch hoặc giặt phơi khô) phân loại lớn nhỏ và liên hệ bán lại với giá rẻ bằng 50% so với bao nilon mới, cho những người kinh doanh các mặt hàng dùng bao nilon nhưng không liên quan tới thực phẩm như: điện dân dụng, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc...
Mọi người có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường tốt thì kết quả đạt được môi trường trong sạch và sự phát triển kinh tế, đất nước bền vững, sức khỏe của mọi người được bảo vệ tốt hơn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mới được cải thiện.
Trong khi chờ đợi những giải pháp thiết thực từ các ngành chức năng thì tự bản thân mỗi người chúng ta phải có ý hức trách nhiệm, hãy chủ động thay đổi thói quen sử dụng túi nilon. Việc thay đổi một thói quen là vô cùng khó khăn nhưng chúng ta có thể làm được.
Biện pháp 2: Sử dụng các loại túi, lá đựng hàng thay thế
Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi ni lông (loại mỏng dùng một lần), trước hết phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế túi ni lông ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi ni lông sang loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường hơn một cách tự nguyện hay bắt buộc. Tuy nhiên tác hại do túi nilon sẽ giảm nhưng đồng thời cũng có thể phát sinh ra những vấn đề khác nghiêm trọng hơn từ những túi thay thế. Vì vậy, cần lựa chọn một loại túi vừa đảm bảo về mặt môi trường nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Trước khi cấm sử dụng túi nilon, các cơ quan chức năng nên đưa ra cho người tiêu dùng những loại túi khác thay thế đáp ứng được các tiêu chuẩn: tiện dụng, giái rẻ, sẵn có. Thực tế cho thấy, chương trình “Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường” do hệ thống siêu thị Metro khởi xướng năm 2007 nhằm hạn chế lượng túi nilon thải ra môi trường đã thành công, mặc dù lúc đầu cũng vấp phải phản ứng không đồng tình từ khách hàng.
“Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường”
Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình giáo dục phân loại rác tại nguồn (3R) tại Hà Nội, tháng 8/2008, toàn bộ dân phường Phan Chu Trinh đã được phát miễn phí túi eco-bag (túi có thể sử dụng nhiều lần và phù hợp với môi trường). Sau đó dự án tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ích lợi của eco-bag và thu hút được 90% hộ dân trong phường tham gia nhằm gửi tới thông điệp “Hãy cùng Eco-bag tạo nên sự khác biệt vì Hà Nội xanh tươi”
Túi Eco-bag thân thiện với môi trường
Mới đây, Công ty TNHH thương mại và sản xuất nhựa Tiến Thành (Gia Lâm, Hà Nội) cũng ra mắt loại bao bì sản xuất từ bột bắp, không gây ô nhiễm môi trường. Công ty Cổ phần Công nghệ mới (Long Biên, Hà Nội) đã ra mắt sản phẩm bao bì tự hủy làm từ nhụa PE, PP, PVC trộn thêm các phụ gia tự hủy là các polyme sinh học. Loại túi này có thể phân hủy trong vòng 2,5 - 3 năm.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng, giá thành, cũng như ý nghĩa môi trường của các sản phẩm này. Mặt khác, chi phí sản xuất loại túi này thường cao gấp nhiều lần so với túi nilon. Với khó khăn như vậy, người sản xuất túi thân thiện với môi trường khó cạnh tranh với túi nilon, còn người dân không thể tự giác ủng hộ trong điều kiện kinh tế còn eo hẹp.
Với người dân khi đi chợ nên mang làn, giỏ, hộp đựng rau, củ, quả.
Dựa vào kinh nghiệm của một số nước đi trước cũng như trên thực tế có thể
sử dụng một số loại túi đựng hàng thay thế túi nilon hiện đang có trên thị trường như:
- Túi giấy
- Túi vải sử dụng nhiều lần
- Túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần
- Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học
Ngoài các loại túi nên tuyên truyền người tiêu dùng sử dụng các loại lá gói truyền thống thân thiện môi trường như: lá sen dùng gói cốm thơm và ngon hơn khi ta gói bằng một thứ lá khác. Lá chuối dùng để gói bánh, gói giò, đút nút chai rượu...; lá dong gói các loại bánh.
Biện pháp 3: Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi ni lông:
Giải pháp này nhằm vận động các nhà phân phối/bán lẻ (trước tiên là các hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại qui mô lớn sau đó mở rộng đối tượng tham gia) tham gia chương trình tình nguyện giảm phân phát túi ni lông. Các đơn vị tham gia chương trình cam kết và có kế hoạch cụ thể giảm phân phát miễn phí túi ni lông đựng hàng cho khách và định kỳ báo cáo kết quả theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường. Bù lại, các đơn vị này sẽ được hưởng một số quyền lợi như được đưa vào danh sách “Doanh nghiệp Xanh”, được giới thiệu trong các chương trình tuyên truyền giảm sử dụng túi ni lông…
Tham gia chương trình, các nhà bán lẻ cam kết thực hiện một số điều theo
hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường:
- Cung cấp cho khách hàng các phương thức đựng hàng thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông
- Cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan môi trường, tuyên truyền nâng cao ý thức nhân viên và khách hàng về việc giảm sử dụng, tái sử dụng và tái chế túi ni lông (loại dùng một lần)
- Tập huấn nhân viên trực quầy các giải pháp giảm phát túi ni lông
- Tổ chức thu hồi túi ni lông để tái chế
- Sử dụng biện pháp tài chính để khuyến khích khách hàng sử dụng túi dùng nhiều lần hay mang theo túi đựng hàng.
Đây là một trong những biện pháp tích cực góp phần giảm sử dụng túi nilon của người tiêu dùng. Để thực hiện hữ hiệu, lâu dài, nhà nước nên có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí cho các nhà phân phối, nhà bán lẻ.
Biện pháp 4: Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông
Tại các chợ, các siêu thị, các trung tâm thương mại loại túi HDPE mỏng thường được sử dụng một lần. Tuy được sản xuất để sử dụng một lần nhưng một số ít vẫn được các hộ gia đình tái sử dụng cho các mục đích trong gia đình, chủ yếu là lót thùng rác, bao gói thực phẩm, vật dụng… Vì giá trị kinh tế của túi ni lông loại mỏng này không cao nên mặc dù vẫn có một số cơ sở tái chế, chúng không được các đại lý ve chai thu mua, vì vậy, cuối cùng vẫn được thải bỏ lẫn với rác sinh hoạt hoặc phát tán khắp nơi gây ô nhiễm môi trường.
Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi ni lông đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi ni lông. Trước mắt, trong giai đoạn đầu có thể phối hợp bố trí các điểm thu gom tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi ni lông bằng cách tính điểm thưởng trong phiếu thưởng theo số lượng túi giao nộp. Sau đó, các điểm thu gom sẽ dần được mở rộng trên khắp các địa bàn. Việc vận hành và duy trì các điểm thu gom này có thể giao cho các đơn vị tái chế túi ni lông đảm nhận.
Biện pháp 5: Nhất thiết phải có sự can thiệp từ phía nhà nước và sự hưởng ứng tích cực từ phía cộng đồng.
Có chính sách thu thuế sử dụng túi nilon, gồm: thuế tiêu dùng túi nilon sẽ được cộng vào giá thành túi nilon và người tiêu dùng phải trả khi mua hàng. Việc thu thuế túi nylon cần phải được thông qua trên phạm vi toàn quốc và cần có sự chuẩn bị nhận thức cho người tiêu dùng, các cơ quan có liên quan trong xã hội: loại thuế, mức thuế, đối tượng áp dụng thuế cần được nghiên cứu kỹ, tham khảo ý kiến cộng đồng và có lộ trình ban hành phù hợp. Cần áp dụng đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp quản lý, bao gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp kinh tế, các giải pháp khuyến khích và tuyên truyền ngắn hạn, dài hạn. Cụ thể: cấm phát túi nilon tại các siêu thị, trung tâm thương mại; hạn chế sản xuất, mua bán và phân phối túi nilon; tính phí tiêu dùng, thu gom và tái chế túi nilon sang người tiêu dùng thông qua giá sản phẩm.
Biện pháp 6: Nên học tập các biện pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nilon của một số nước trên thế giới.
Vài tháng trở lại đây, các nhà vận động bảo vệ môi trường trên thế giới đã chĩa mũi tấn công vào túi ni-lông vốn một thời “trong sạch” nay bị coi là “thủ phạm” góp phần gây ra “cơn bão môi trường”. Chiến dịch giữ đường phố không còn bóng dáng túi xốp đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước. Ở một quận của Luân Đôn đã trình lên Nghị viện Anh dự luật cấm các cửa hàng, siêu thị “biếu không” túi xách ni-lông cho khách mua hàng. Nếu được thông qua, luật này sẽ giảm đáng kể số túi xốp mà dân Luân Đôn xài mỗi năm, ước tính khoảng 1,6 tỉ cái, và rất nhiều trong số đó bị vứt đi chỉ sau 1 lần dùng. Động thái trên của Luân Đôn diễn ra sau khi Modbury, thị trấn nhỏ ở hạt Devon (Tây Nam nước Anh) ban hành lệnh cấm sử dụng túi nhựa vào mùa hè qua. Nhiều thành phố trên thế giới cũng bắt đầu chia tay với túi xốp. Năm 2002, Thủ đô Dhaka của Bangladesh ra lệnh cấm phát miễn phí túi ni-lông, San Francisco trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ buộc các siêu thị và hiệu thuốc “nói không” với túi nhựa. Trong những năm qua, Ireland đã áp thuế 15% đối với túi xách siêu thị, và năm 2008 Australia cũng sẽ thực hiện tương tự. Và có ít nhất 16 quốc gia châu Phi có lệnh cấm sử dụng túi nilon.
Biện pháp 7: Tổ chức các cuộc thi thiết kế túi thân thiện với môi trường
Một ý nghĩa không thể có kết quả bằng những con số nhưng có thể khẳng định được: đó là “Tuổi thơ rèn luyện trở thành những con người biết sống vì mọi người”
Vì một ngày mai của quê hương, đất nước và của hành tinh chúng ta, mong rằng hành động “Bảo vệ môi trường từ việc hãy nói không với túi nilon” sẽ đồng tình, nhân rộng và đem đến những hiệu quả trước mắt và lâu dài. Việc này cần thiết phải có sự tham gia hành động của tất cả mọi người. Hãy bắt đầu từ chính bản thân và gia đình bạn, những tế bào nhỏ nhất của xã hội. “Tổ quốc Việt Nam xanh thắm có sạch đẹp mãi được không điều đó tùy thuộc hành động của Bạn”.
Ban biên tập Web